
Radio – kênh truyền thống chiếm lĩnh không gian truyền thông trên ô tô
Trong bối cảnh truyền thông phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng đang dần bị bao vây bởi hàng loạt thông tin từ mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và các nền tảng số khác. Tuy nhiên, giữa “biển nhiễu loạn”, radio lại đang âm thầm khẳng định vị thế bởi loạt yêu tố đặc thù. Không chỉ giúp radio tồn tại mà còn phát triển trong môi trường đang dần “bội thực” về thông tin, quá tải về thị giác và phân mảnh kênh truyền tải.
Đặc biệt, đối với nhóm người ngồi trên ô tô – nhóm người tiêu dùng có thu nhập tốt và thói quen nghe ổn định – radio gần như đã và đang chiếm lĩnh hoàn toàn vai trò truyền thông.
Radio – “kẻ thầm lặng” giữa thời đại truyền thông nhiễu loạn

Điều gì khiến radio vẫn có chỗ đứng trong thế giới hiện đại đầy sôi động và cạnh tranh khốc liệt? Chính sự đơn giản, thân thuộc và tiện lợi lại trở thành điểm mạnh nổi bật. Không có hình ảnh, không cần mạng internet, không phụ thuộc vào thuật toán, radio mang đến trải nghiệm thuần túy – nghe để hiểu, nghe để cảm. Giữa cơn “bội thực” thông tin và áp lực thị giác, âm thanh từ radio trở thành liều thuốc tinh thần nhẹ nhàng và bền bỉ.
Một ưu điểm lớn của radio là khả năng hoạt động không cần tương tác thị giác. Điều này lý tưởng trong các tình huống mà người nghe cần tập trung làm việc khác – đặc biệt là khi lái xe. Trên thực tế, nhóm người sử dụng ô tô đã và đang trở thành đối tượng trung thành của radio. Đây là nhóm người có thu nhập ổn định, thói quen tiêu dùng rõ ràng và thường xuyên di chuyển – tức có nhu cầu tiêu thụ thông tin, giải trí nhưng không thể hoặc không nên tiếp xúc với các hình thức truyền thông bằng hình ảnh. Trong không gian tách biệt như khoang xe, radio trở thành “người bạn đồng hành” lý tưởng: vừa giúp cập nhật tin tức, vừa mang lại cảm giác kết nối thông qua giọng nói phát thanh viên quen thuộc.

Theo thống kê từ các đài phát thanh lớn tại Việt Nam như VOV Giao thông, lượng thính giả mỗi ngày lên đến 1,2 triệu người, với hàng trăm nghìn cuộc gọi tương tác tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhóm người nghe chủ yếu là các bác tài hoặc người di chuyển bằng ô tô cá nhân, chiếm khoảng 70-80% tổng lượng thính giả trong giờ cao điểm.
Với khoảng 800.000 phương tiện ô tô thường xuyên bật radio, con số này tương đương từ gần 1,6 triệu người tiếp cận mỗi ngày, cho thấy radio không chỉ hiện diện trong xe mà còn chiếm lĩnh gần như toàn bộ không gian truyền thông bên trong khoang lái.
Công nghệ số không “giết chết” radio – mà nâng tầm radio
Thực tế, con người đang sống giữa một “biển thông tin” khổng lồ. Mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, video ngắn và hàng loạt nền tảng số khác liên tục “nhồi nhét” vào tâm trí người tiêu dùng hàng trăm mẩu tin mỗi ngày. Thị giác bị quá tải bởi hình ảnh, chuyển động, màu sắc; sự tập trung bị phá vỡ bởi vô số thông tin phân mảnh. Trong bối cảnh đó, một phương tiện tưởng như cũ kỹ – radio – lại đang âm thầm khẳng định giá trị riêng, không chỉ tồn tại mà còn có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.

Mỗi nội dung phát thanh – đặc biệt là các thông điệp quảng cáo – phải tuân thủ các quy chuẩn đạo đức, được giám sát bởi đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp. Điều này khiến người nghe tin tưởng hơn vào nội dung phát trên sóng, bao gồm cả quảng cáo.
Đối với người lái xe ô tô – nhóm đối tượng không thể phân tích quá nhiều khi di chuyển thì sự tin cậy là yếu tố then chốt, và radio đáp ứng xuất sắc điều đó.
Không giống như mạng xã hội có thể bị người dùng bỏ qua hoặc chặn quảng cáo, radio tồn tại trong thói quen cố định: người nghe thường bật đài ở những khung giờ nhất định, trong những chương trình quen thuộc. Sự lặp lại tạo nên sự gắn kết chặt chẽ. Giọng nói quen thuộc của phát thanh viên, chương trình tin tức, âm nhạc… tạo cảm giác gần gũi, từ đó khiến quảng cáo trở nên đáng tin và dễ tiếp nhận như lời giới thiệu từ một người bạn thân.
Trong khi nhiều phương tiện truyền thông truyền thống đang dần đánh mất vai trò thì radio lại nổi lên như một “vùng đất vàng” vững chắc – đặc biệt là với các đối tượng ngồi trên ô tô. Hầu như không có sự cạnh tranh của mạng xã hội, không bị nhiễu loạn bởi hình ảnh hay quảng cáo ngẫu nhiên – và chính trong không gian này, radio là kênh gần như độc tôn, vừa đáng tin cậy, vừa hiệu quả, vừa kinh tế.
MinhCom SG